Tìm hiểu về khổi Schengen, chính sách thị thực khối Schengen và hiệp ước trong khối Schengen?

Tìm hiểu về khổi Schengen, chính sách thị thực khối Schengen và hiệp ước trong khối Schengen?

10:05 - 30/10/2018

HIệp định Schengen - Hiệp định bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này tự do đi lại trong vùng lãnh thổ chung của 5 nước gọi là Vùng Schengen. Các biện pháp được đề xuất bao gồm giảm kiểm tra tốc độ xe, cho phép xe vượt qua biên giới mà không

Tìm hiểu về khối Schengen:

Ngày 14 tháng 6 năm 1985 tại thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg 5 nước trong Cộng đồng châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg  và Tây Đức đã  ký Hiệp định bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này tự do đi lại trong vùng lãnh thổ chung của 5 nước gọi là Vùng Schengen. Các biện pháp được đề xuất bao gồm giảm kiểm tra tốc độ xe, cho phép xe vượt qua biên giới mà không dừng lại, hài hòa các chính sách thị thực. Vùng Schengen hoạt động giống như một nhà nước duy nhất, việc kiểm soát biên giới chỉ thực hiện bên ngoài vùng cho du khách xuất nhập cảnh, không có kiểm soát biên giới nội bộ giữa các nước tham gia Schengen. 
Tới năm 1990, các nước trên ký thêm một văn bản thay thế gọi là Hiệp ước Schengen. Việc thoả thuận giữa các quốc gia tiến hành xong vào ngày19 tháng 6 năm 1990. Ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Sau đợt mở rộng năm 2001, khu vực Hiệp ước Schengen có 15 thành viên là Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Italy, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây  Ban Nha và Thuỵ Điển.

Chính sách thị thực Khối Schengen:

Được đặt ra bởi Liên minh Châu Âu và áp dụng với Khối Schengen và các quốc gia thành viên EU khác trừ các quốc gia chọn không tham gia như Ireland và Anh Quốc. Nếu ai đó không thuộc Liên minh Châu Âu, Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) hoặc công dân Thụy Sĩ muốn đến Khối Schengen, Bulgaria, Croatia, Síp hoặc Romania phải xin thị thực hoặc là công dân của các quốc gia được miễn thị thực.

Khối Schengen bao gồm 22 Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và bốn quốc gia không phải thành viên nhưng là thành viên của EFTA: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Bulgaria, Croatia, Síp và Romania chưa phải là một phần của Khối Schengen nhưng họ có cùng chính sách thị thực với Khối Schengen.

Ireland và Anh Quốc chọn không tham gia chính sách thị thực của châu Âu và thay vào đó có chính sách thị thực riêng, cũng như một số vùng lãnh thổ hải ngoại của các quốc gia thành viên EEA.

Công dân Liên minh Châu Âu và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) không những được miễn thị thực mà còn được nhập cảnh và định cư một cách hợp pháp tại các quốc gia này. Tuy nhiên luật di chuyển tự do tại từng quốc gia có thể bị giới hạn trong một số trường hợp. như được nêu trong các Hiệp ước Liên minh Châu Âu.

khối Schengen

Chỉ thị 2004/38/EC của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 29 tháng 4 năm 2004 công nhận quyền của Công dân Liên minh Châu Âu và các thành viên gia đình họ di chuyển và cư trú tự do trong vùng lãnh thổ của các quốc gia thành viên định nghĩa quyền di chuyển tự do đối với công dân của Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), nó bao gồm Liên minh Châu Âu (EU) và ba thành viên Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) IcelandNa Uy và LiechtensteinThụy Sĩ, là thành viên của EFTA nhưng không phải EEA, không nằm trong chỉ thị này nhưng có một thỏa thuận song phương riêng về đi lại tự do với EU.

Công dân của tất cả các quốc gia thành viên EEA và Thụy Sĩ sở hữu hộ chiếu có hiệu lực, thẻ hộ chiếu, hoặc chứng minh nhân dân được áp dụng quyền tự do đi lại và có thể vào vùng lãnh thổ của nhau, định cư và làm việc mà không cần thị thực.

 Hiệp ước trong khối Schengen

Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất trong khuôn khổ một thiết chế chính trị nhằm thúc đẩy sự liên kết các chính sách đối ngoại, an ninh, hợp tác về tư pháp và nội vụ. Có rất nhiều Hiệp định, Hiệp ước giữa các quốc gia như Hiệp ước Maastricht, Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước Paris, Hiệp ước Nice, Hiệp ước Lisbon, … để đi đến một Cộng đồng châu âu thống nhất. Schengen  là một trong số đó, dưới đây là những thông tin cơ bản của Hiệp ước này.

Những điểm đáng chú ý trong hiệp ước   
Chính sách cư trú: Đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một thị thực đồng nhất gọi là thị thực Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen. Loại thị thực này thường chỉ có thời hạn tối đa là 3 tháng.
Đối với những người có thị thực lưu trú hay giấy phép cư trú dài hạn, các nước thành viên Schengen quy định tương đương với một thị thực lưu trú ngắn hạn. Chủ sở hữu của một thị thực lưu trú do nhà nước thành viên Schengen cấp sẽ được tự do đi du lịch đến các nước thành viên Schengen khác  nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập cảnh như sở hữu một giấy thông hành hợp lệ, chứng minh được mục đích cùng điều kiện sinh kế để ở lại và không nằm trong các trường hợp bị từ chối nhập cảnh..
Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban châu Âu về các loại thị thực lưu trú dài hạn, giấy phép cư trú và giấy phép cư trú tạm thời. Ủy ban này sẽ cung cấp thông tin trên cho các nước thành viên khác. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ chấp nhận những loại giấy phép này.
Hiệp ước Schengen còn quy định rõ về một công dân mang quốc tịch EU và một công dân ngoài EU. Đối với người mang quốc tịch EU, các nước thành viên của khu vực Schengen cho phép công dân của một nước thứ 3 (trong khu vực này) tự do di chuyển với điều kiện có giấy phép cư trú hoặc thị thực du lịch, nghỉ dưỡng trong vòng 3 tháng (90 ngày) và thị thực có thời hạn 6 tháng (180 ngày). Riêng những công dân nước thứ 3 cư trú bất hợp pháp nhưng nếu đã vào các nước này một cách hợp pháp thì thời gian còn lại sẽ được tính theo khoảng thời gian cho phép ở trên. 
Đối với công dân không phải là thành viên EU, các nước trong khu vực Schengen sẽ đưa ra các quy định chung về lưu trú ngắn hạn bao gồm các chính sách thị thực chung về việc công nhận lẫn nhau và điều kiện cấp thị thực. Các nước trong Schengen sẽ không cấp thị thực cho phép ở lại lâu dài cũng như giấy phép cư trú hoặc tự do đi lại cho công dân ngoài EU. Những vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các nước thành viên Schengen cũng sẽ có những điều kiện và cấp giấy phép cư trú đối với một số trường hợp đặc biệt được bảo vệ quốc tế hay nằm trong diện tị nạn với lí do nhân đạo.
Việc kiểm soát đường biên giới: Theo Hiệp ước Việc kiểm soát biên giới chỉ thực hiện bên ngoài vùng cho du khách xuất nhập cảnh, không có kiểm soát biên giới nội bộ giữa các nước tham gia Schengen. Tuy nhiên theo điều 23 luật biên giới Schengen, nơi nào có đe dọa nghiêm trọng đối với chính sách công cộng hoặc an ninh nội bộ, một nước thành viên có thể tiến hành tái kiểm soát biên giới nước mình và phải báo cho các nước thành viên khác, đặc biệt, phải có một báo cáo được trình lên cho Nghị viện châu Âu. Việc tái khôi phục kiểm soát tạm thời biên giới nội bộ sẽ là một ngoại lệ và được áp dụng trong một khoảng thời gian nghiêm ngặt khoảng 30 ngày hoặc lên tới 6 tháng, nhưng nếu trong một trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc gia thì các nước thành viên sẽ đơn phương tiến hành kiểm soát trong 10 ngày.
Ủy ban châu Âu, các cơ quan của liên minh châu Âu và các nước sẽ cùng thành lập một cơ quan mới nhằm đánh giá và giám sát việc tuân thủ các quy tắc kiểm tra biên giới. Những chuyến thị sát này sẽ không được báo trước với mục đích ngăn chặn việc kiểm soát đường biên giới nội bộ một cách bất hợp pháp, trái với quy định Hiệp ước Schengen.

Xem thêm:

Công ty xuất khẩu lao động uy tín với 15 năm kinh nghiệm : Thị trường Đài Loan ,thị trường Nhật Bản, thị trường Singapore,thị trường Macao, thị trường Ả Rập, thị trường Trung đông, thị trường Slovakia, Thị trường Rumani, thị trường Châu Âu ...đơn hàng đa dạng phù hợp nhiều ngành nghề , mức vốn bỏ ra ( cả miễn phí và mất phí ) , Thời gian xuất cảnh sớm trực tiếp ko thông qua môi giới thông tin cung cấp rõ ràng trung thực để các bạn có đủ thông tin quyết định chính xác. • Xuất khẩu lao động Đài Loan  • Xuất khẩu lao động Nhật Bản  • Xuất khẩu lao động  Macau • Xuất khẩu lao động Singapore  • Xuất khẩu lao động Miễn Phí • xuất khẩu lao động Slovakia • xuất khẩu lao động Rumani Xuất khẩu lao động Algeria.

Liên hệ hotline 096 154 9423 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc

Tin tức quan trọng

ĐIỀU KIỆN ỨNG TUYỂN KỸ SƯ ĐI HÀN QUỐC THỢ SƠN THỢ ĐIỆN
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC ĐI LAO ĐỘNG HÀN QUỐC TAY NGHỀ THỢ HÀN 4G DIỆN VISA E7-3
Visa E7 và những điều cần biết
Xếp hàng xin visa đi Nhật
Chính sách hỗ trợ của Nhật Bản đối với lao động nước ngoài bị ảnh hưởng bởi COVID-19