Riêng Cộng hòa Séc cần khoảng 800 thợ hàn, cơ khí, trong đó có một đơn hàng 250 người đã được Bộ Lao động Cộng hòa Séc chấp nhận. Airseco có 140 lao động đã qua đào tạo, làm hộ chiếu, chỉ chờ visa xuất cảnh.
Rất nhiều công ty xuất khẩu lao động tại Hà Nội, cho biết đơn hàng từ 3 nước Séc, Đức và Ba Lan tới tấp đến với công ty với số lượng lên tới hàng nghìn, nhưng các đơn vị này không dám tuyển lao động gửi sang.
"Giữa năm 2007, các công ty xkld đã đưa đi được vài trăm lao động, công việc và lương rất ổn định. Nhưng cuối năm 2007, thủ tục làm visa sang các nước châu Âu rất khó. Tạm thời, các thị trường như Séc, Balan và Đức chúng tôi ngưng đưa lao động sang các nước này để chờ thông tin tốt hơn.
Séc, Ba Lan và Slovakia gia nhập liên minh châu Âu (EU) đã được vài năm, nhưng từ giữa tháng 12/2007, các nước này mới thực hiện nghiêm ngặt Luật di trú của EU. Theo đó, thủ tục làm visa rất chặt, nhất là đối với lao động nhập cư. Ngoài yêu cầu tay nghề, phía bạn còn điều tra kỹ nhân thân của người xin nhập cảnh. Nếu lao động đã bị từ chối thì vĩnh viễn không thể nhập cảnh vào bất kỳ một nước nào trong 25 năm nước thuộc EU.
Lý do chính khiến EU xiết chặt quy định nhập cảnh lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam là lo ngại lao động vào rồi bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp, đặc biệt là trốn sang các nước thứ ba, trong đó có Đức, nơi nhiều người Việt Nam đang sinh sống. Hiện chi phí đi làm việc tại các nước này khoảng 7.000 USD, nhưng để đến được Đức cần tới gấp đôi.
Hiện có hàng trăm hồ sơ của lao động Việt Nam, được các doanh nghiệp tuyển chọn theo đơn đặt hàng của các công ty từ Séc, Ba Lan và Slovakia đã bị từ chối. Dòng lao động chờ trước cổng Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại phố Chu Văn An (Hà Nội) để xin visa cũng vãn hẳn. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang hy vọng chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Séc sẽ tháo gỡ khó khăn này.
Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu, lao động bản xứ tại các nước Ba Lan, Slovakia, và Séc có xu hướng chuyển sang các nước Tây Âu làm việc với mức lương cao hơn, gây nên sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Đây chính là cơ hội cho lao động Việt Nam.
Từ tháng 6/2007 đến nay, cả nước có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia vào thị trường châu Âu. So với các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, thị trường này không đến nỗi "khó tính", chấp nhận cả lao động phổ thông và có nghề, tập trung ở các lĩnh vực cơ khí, may công nghiệp. Lương lao động phổ thông khoảng 500 USD mỗi tháng, lao động có nghề là 1.000-1.200 USD.Tuy nhiên, từ số lượng lao động đưa đi rất ít, chưa tới 400.
Xem thêm: